KẼM CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO VÀ KHI NÀO CẦN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ em ? là câu hỏi được rất nhiều các mẹ gửi Nhà thuốc Minh Khang để hỏi.
Hãy cùng Nhà thuốc Minh Khang đi tìm hiểu về bổ sung kẽm cho trẻ đúng các nhé.
Bổ sung đúng cách sẽ giúp trẻ hay ăn chóng lớn, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Kẽm có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?
Kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ và thể lực của trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu đời.
Một số vai trò khi bổ sung kẽm cho trẻ mà bạn nên biết:
- Giúp trẻ ăn ngon miệng : Kẽm là một vi khoáng khi vào cơ thể nó có tác dụng bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
Vì vậy rối loạn chuyển hoá các tế bào vị giác là nguyên nhân làm cho trẻ ăn uống kém ngon miệng.
Nếu để tình trạng kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển cả thể chất lẫn não bộ của trẻ.
- Giúp phát triển chiều cao ở trẻ : Bổ sung kẽm hợp lý trong giai đoạn đầu là yếu tố quyết định đến chiều cao và thể lực của trẻ.
Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thống xương của trẻ. Thiếu kẽm, trẻ chậm lớn, chậm dậy thì, và hệ thống xương không được cân đối.
- Duy trì phát triển hệ thống miễn dịch : Bổ sung kẽm đầy đủ giúp hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ toàn diện hơn
Từ đó sẽ giúp trẻ tăng khả năng bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ ít ốm vặt hơn.
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ em?
Kẽm giữ vài trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Vì vậy bố mẹ thấy trẻ có những biểu hiện sau đây thì nên bổ sung kẽm cho trẻ ( Lưu ý : Nên đưa trẻ đi khám trước khi bổ sung để bổ sung đủ lượng kẽm mà cơ thể bé cần)
Đối với trẻ thiếu kẽm nhẹ có biểu hiện sau : biếng ăn, tiêu chảy kéo dài, cơ bắp nhão, teo, rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn
Thiếu máu dinh dưỡng, buồn bực, cáu gắt, kém linh hoạt, hay quấy khóc, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn…
Đối với trẻ thiếu kẽm nặng : ngoài những dấu hiệu trên trẻ thiếu kẽm nặng còn có các biểu hiện :
Không ăn thịt, khóc đêm kéo dài, nôn kéo dài không rõ nguyên nhân, kẽm huyết thanh giảm xuống dưới 70 mcg/dl ở trẻ em
Chậm tăng trưởng, viêm da, viêm quanh lỗ tự nhiên
Chậm trưởng thành giới tính và bất lực, thiểu năng sinh dục và các tổn thương biểu mô khác
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TRẺ THIẾU KẼM
Nguyên nhân gây ra thiếu kẽm ở trẻ
Nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ nó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân tiêu biểu do :
- Chế độ ăn có nhiều chất bột ít chất đạm
- Dùng nhiều loại kháng sinh do mắc các bệnh nhiễm khuẩn từ đó làm giảm lượng kẽm trong cơ thể.
- Thiếu kẽm ở trẻ cũng có thể là bẩm sinh.Do trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ không bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết.
- Chế độ ăn thường ngày không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.
- Dùng sắt lâu dài làm cản trở hấp thu kẽm.
Những biểu hiện của trẻ khi thiếu kẽm
Mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện thiếu kẽm khác nhau, sẽ tuỳ vào cơ địa mỗi trẻ.
Tuy nhiên, đa số trẻ có những biểu hiên chung như sau :
-
Trẻ biếng ăn, chán ăn, giảm ăn hoặc ăn ít. Không có cảm giác ngon miệng.
-
Chậm tiêu, táo bón nhẹ, thỉnh thoảng buồn nôn.
-
Chậm phát triển về chiều cao, còi cọc, suy dinh dưỡng nhẹ.
-
Trẻ hay rụng tóc, móng tay có đường trắng, dễ gãy.
-
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ, làm trẻ trằn trọc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khó chịu hay quấy khóc.
-
Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu máu da dẻ kém hồng.
-
Dễ bị dị ứng, hay bị nhiễm trùng tái diễn đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da,…
-
Chậm dậy thì.
Nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ
Bổ sung kẽm cho cơ thể rất quan trọng, nhưng cần dựa theo tuổi để bổ sung hàm lượng kẽm thích hợp. Cụ thể:
- Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: Cần 2mg/ngày
- Trẻ 7 – 11 tháng tuổi: Cần 3mg/ngày
- Trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày,
- Thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.
- Phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày
- Cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH KHI NÀO CẦN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ
Cách phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ
Phòng chống thiếu kẽm tương tự như phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng khác bao gồm các hoạt động toàn diện như sau:
Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm
Bổ sung kẽm vào thực phẩm như bánh quy, ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột mì, hạt nêm
Hỗ trợ thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ
Để có thể phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ tốt nhất và không gây dư thừa lượng kẽm trong cơ thể mẹ cần “chẩn đoán thiếu kẽm” cho trẻ bằng cách đưa trẻ đến khám
Kẽm trong máu bình thường ở mức 100 microgam/100ml, được coi là thiếu khi ở mức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml.
Khi nào cần bổ sung kẽm và 10 tác dụng của em kẽm với trẻ em
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ em và kẽm có tác dụng gì? là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm.
Dưới đây là 10 tác dụng của kẽm đối với trẻ nhỏ:
- Giúp trẻ cải thiện và phát triển não bộ
- Giúp trẻ nâng cao hện miễn dịch
- Giúp hệ xương khớp của trẻ khoẻ mạnh hơn
- Giúp trẻ hấp thụ và chuyển hoá dinh dưỡng
- Giúp trẻ điều hoà chức năng nội tiết
- Giúp bảo vệ mắt cho trẻ
- Giúp giảm gãy rụng tóc
- Giúp trẻ không quấy khóc vào ban đêm
- Giúp trẻ làm lành vết thương
- Giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Siro ZINCKID Giúp Bổ Sung Kẽm, Tăng Sức Đề Kháng Và Hệ Miễn Dịch Cho Bé
Bổ sung kẽm cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt kẽm
Hỗ trợ năng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh
xem chi tiết tại đây : https://nhathuocminhkhang.net/san-pham/zinckid/
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ, bài viết giải đáp chi tiết.
Thông qua bài viết Minh Khang hy vọng bố mẹ sẽ hiểu thêm về tầm quan trọng bổ sung kẽm cho trẻ.