Dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa mề đay – Nguyên nhân và triệu chứng

Dị ứng thời tiết nổi mề đay

Dị ứng thờ tiết, thời điểm giao mùa. Là dị ứng thời tiết có cơ hội bùng phát ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người. Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà

Thời gian gần đây Nhà thuốc Minh Khang thường xuyên nhận được

Những băn khoăn của người bệnh về cách xử lý dị ứng thời tiết

Tuy cách chữa trị không khó. Nhưng nếu để lâu dài không có sự can thiệp thì bệnh sẽ trở nên dai dẳng. Mãn tính và khó chữa hơn.

Hiểu về yếu tố bệnh lý. Nắm được cách chữa dị ứng thời tiết chính là chìa khóa để cải thiện tình trạng một cách tối ưu nhất

DỊ ỨNG THỜI TIẾT LÀ GÌ? VÌ SAO BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT NỔI MỀ ĐAY

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là bệnh lý rất thường gặp trong đời sống hàng ngày.

Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh hoặc độ ẩm.

Ảnh hướng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc là thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí.

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như : da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, và có các mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Vì sao bị dị ứng thời tiết nối mề đay?

Nổi mề đay là phản ứng của mao mạch dưới da. Niêm mạc khi tiếp xúc với các dị nguyên.

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sinh ra lượng histamine kết hợp với một số chất làm vỡ liên kết mạch máu

Hoặc kích thích các dây thần kinh. Từ đó xuất hiện triệu chứng, nổi mẩn đỏ trên bề mặt da, ngứa ngáy, khó chịu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay. Trong đó dị ứng thời tiết là tác nhân phổ biến.

Theo các chuyên gia, dị ứng thời tiết nổi mề đay. Do sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể khi có thay đổi thất thường về khí hậu.

Điều này khiến cơ thể chưa kịp thích nghi hoặc khả năng phản kháng kém dẫn tới nổi mề đay.

di-ung-thoi-tiet-noi-me-day
                                              Dị ứng thời tiết nổi mề đay

NGUYÊN NHÂN VÀ DỊ ỨNG THỜI TIẾT DO ĐÂU?

Nguyên nhân dị ứng thời tiết

Nguyên nhân chính gây ra dị ứng thời tiết đó là do hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể. Để chống lại các tác động từ bên ngoài
Từ đó gây ra các phản ứng dị ứng, trong đó việc sản sinh Histamin

Là cơ chế hoạt động quan trọng của hệ miễn dịch làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng này.

Dị ứng thời tiết nổi mề đay do đâu?

Thời tiết thay đổi đột ngột

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến nhiệt độ và độ ẩm tăng hoặcgiảm thất thường.

Lúc này, cơ thể chưa kịp thích nghi và có xu hướng đối kháng bằng cách tạo ra IgE đối kháng.

Tuy nhiên, gia tăng kháng nguyên trong huyết tăng làm tăng khả năng kích thích mề đay, mẩn ngứa.

Thời tiết quá nóng

Nhiệt độ cao có thể khiến bạn đổ nhiều mồ hôi, bí bách, khó chịu.

Mồ hôi được bài tiết quá mức có nguy cơ tích tụ ở lỗ chân lông. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Đó là nguyên nhân khiến bạn xuất hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da.

Thời tiết khô hanh

Không chỉ có thời tiết nắng nóng mà khô hanh cũng khiến bạn có nguy cơ bị dị ứng thời tiết.

Lúc này, nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp khiến da khô ráp. Bong tróc và suy giảm hàng rào bảo vệ.

Đây là điều kiện thuận lợi để dị nguyên xâm nhập. Kích thích phản ứng dị ứng.

Thời tiết nhiều gió

Tiếp xúc với gió cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng mề đay.

Lý giải vì trong gió chứa nhiều dị nguyên như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo…

Những đối tượng có nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng thời tiết như:

  • Người có hệ miễn dịch và thể trạng kém
  • Có cha hoặc mẹ bị dị ứng thời tiết
  • Căng thẳng, stress kéo dài;
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ địa như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

TRIỆU CHỨNG CỦA NỔI MỀ ĐAY DO DỊ ỨNG THỜI TIẾT

Triệu chứng mẩn ngứa, sần đỏ, phù da

Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ thấy bề mặt da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.

Các nốt mẩn có thể mọc tập trung thành từng vùng lớn hoặc rải rác khắp cơ thể.

Chúng có xu hướng lan rộng, ban đầu chỉ vài nốt li ti. Sau đó lan dần ra vùng xung quanh gây tổn thương da.

Ngứa ngáy, khó chịu

Khi bạn bị nổi mề đay, người bệnh thường có thêm triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu.

Biểu hiện này thường xuất hiện nhiều vào chiều tối. Đêm kèm theo triệu chứng nóng rát khiến cho người bệnh khó chịu.

Lúc này, người bệnh thường có thói quen gãi ngứa. Tuy nhiên, điều này càng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng

Do vi khuẩn lây lan, thậm chí có nguy cơ bội nhiễm da.

cac-dang-di-ưng-noi-me-day-thuong-gap
Các dạng dị ứng nổi mề đay thường gặp

Silymarin X7 hỗ trợ giảm triệu chứng mẩn ngứa, vàng da, chán ăn, mệt mỏi do chức năng gan kém.

 

Nốt dị ứng có vảy

Đây là triệu chứng sau khi da xuất hiện mẩn đỏ. Ngứa sẽ hành thành các vảy bong tróc trên bề mặt da.

Triệu chứng khác

Ngoài biểu hiện trên, những người bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết còn có triệu chứng mệt mỏi.

Mụn nước, sưng phù môi, nhịp tim rối loạn…

VỊ TRÍ THƯỜNG NỔI MỀ ĐAY VÀ ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT

Các vị trí thường xuất hiện nổi mề đay 

Nổi mề đay có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Phổ biến ở những vị trí sau :

Mặt : mề đay xuất hiện rải rác hoặc tập trung tại gò má. Sưng môi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất tự tin…

Ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Vết sưng có thể lan đến cổ họng, đường hô hấp gây khó thở, có nguy cơ bị sốc phản vệ.

Hai cánh tay: nhiều trường hợp nổi mề đay ở cánh tay, người bệnh ngứa ở vị trí nổi sẩn.Đôi khi ngứa lan ra cả bắp tay, cánh tay.

Cổ: vùng da nhạy cảm, dễ tổn thương nên chỉ cần gãi, chà xát mạnh cũng nổi mề đay.

Chân: thường do phản ứng với vết cắn của côn trùng với biểu hiện mụn đỏ ngứa (sẩn) được hình thành từng đám.

Mỗi mụn đỏ chứa dịch, có chiều ngang từ 0,2 đến 2,0 cm và có một điểm chính giữa.

Mông: đây là khu vực cọ sát với quần áo nên khi bị mề đay người bệnh thêm khó chịu.

Đối tượng dễ mắc bệnh mề đay

Trẻ em: thường bị mề đay cấp tính hơn mạn tính do phản ứng dị ứng với thức ăn

Nhiễm trùng đường hô hấp, côn trùng cắn.

Các yếu tố thể chất, chênh lệch áp suất, thời tiết lạnh là nguyên nhân phổ biến.

Trẻ em bị mề đay mạn tính thường phù mạch.

Phụ nữ mang thai: người mẹ gặp nhiều thay đổi về nội tiết tố, căng thẳng.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ nổi mề đay.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng dễ bị mề đay do cảm lạnh, cảm cúm, gan hoạt động quá mức

Men gan bị mất cân bằng tạm thời khiến chất thải tích tụ trong máu.

Việc điều trị mề đay bằng thuốc trong giai đoạn thai kỳ không được khuyến cáo.

Tuy nhiên, trong trường hợp nặng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chlorphenamine hoặc loratidine liều thấp.

Phụ nữ sau sinh: các nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh gồm các khía cạnh thể chất

Tinh thần và cảm xúc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Quá trình vượt cạn và chăm sóc trẻ sơ sinh khiến người mẹ dễ rơi vào suy kiệt sức khỏe.

Lúc này, các yêu tố từ môi trường dễ xâm nhập gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có mề đay.

Các nguyên nhân khác gây nổi mề đay sau sinh gồm: thiếu ngủ, lo lắng thái quá, chế độ ăn uống thay đổi…

MẸO CHỮA DỊ ỨNG THỜI TIẾT TẠI NHÀ

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay, mẩn đỏ do dị ứng thời tiết đều khá nhẹ nhàng.

Do vậy mà chúng ta có thể khắc phục được bằng việc sử dụng nhiều mẹo chữa dị ứng thời tiết dân gian tại nhà :

Bổ sung vitamin C

Các chuyên gia y tế sức khoẻ khuyên nên sử dụng nguồn vitamin C tự nhiên

Chúng xuất phát từ các loại trái cây và rau củ như súp lơ xanh, táo, cam, ớt chuông hoặc bưởi,…

Bởi thực tế, vitamin C hạn chế những phản ứng miễn dịch gây ra bởi Histamin

Sau đó anh thanh niên cấp màn chắn giúp bảo vệ sức khỏe khi trời đột ngột chuyển lạnh.

Sử dụng mật ong

Người bị dị ứng do yếu tố thời tiết có thể pha và uống một ly nước mật ong.

Tên thực tế, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm

Và đặc biệt là cải thiện sức đề kháng cơ thể ở người. Hạn chế sự tấn công của các yếu tố gây kích ứng trên da.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh hạn chế tiếp xúc với các tác nhân

Như : phấn hoa, khói bụi, đồ uống có cồn, đặc biệt là khói thuốc lá có chứa Nicotin,…

Đây là những chất có thể khiến tình trạng dị ứng của bạn trở nên trầm trọng hơn.

meo-chua-di-ung-thoi-tiet-tai-nha-mat-ong
Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng mật ong

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ DỊ ỨNG THỜI TIẾT

Nổi mề đay có lây không? 

Mề đay không phải bệnh truyền nhiễm, do đó, bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng không lây truyền từ người này sang người khác.

Nhiều trường hợp người trong gia đình cùng bị mề đay do di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng (thức ăn, thuốc…)

hoặc cùng sống trong môi trường có yếu tố dị ứng (thời tiết, không khí…).

Bị nổi mề đay có gây nguy hiểm không? 

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay lành tính

Không nguy hiểm đến tính mạng (trừ trường hợp phù mao mạch vùng hầu họng).

Nổi mề đay cấp tính thường khỏi sau khi điều trị tuy nhiên không ít ca nghiêm trọng.

Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ tụt huyết áp, tính mạng nguy kịch

Nhất là khi nổi mề đay kèm với triệu chứng sưng môi, sưng mặt, ngứa lưỡi, nôn mửa.

Khi nào cần gặp bác sĩ? 

Khi biết rõ một số nguyên nhân gây nổi mề đay như: hải sản (tôm, cua…), thuốc… bạn có thể phòng tránh.

Tuy nhiên, nguyên nhân nổi mề đay đa dạng, không phải lúc nào cũng rõ ràng nên đôi khi khó phòng ngừa.

Do đó, nếu bị mề đay, bạn cần đi khám bác sĩ da liễu để điều trị ngay triệu chứng

Tìm ra nguyên nhân, từ đó phòng tránh hiệu quả. Đặc biệt, nếu nổi mề đay kèm sưng môi, buồn nôn, tim đập nhanh, lạnh run…

Người bệnh có thể đang rơi vào sốc phản vệ, cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Minh Khang hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về dị ứng thời tiết là gì?

Các biểu hiện và cách chữa trị cũng như phòng ngừa chứng bệnh này cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình một cách hiệu quả nhất.

Chúc các bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe!

0