Các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp. Khá phổ biến với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng.
Bệnh có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng bệnh nhi. Nhưng tập trung ở những trẻ dưới 5 tuổi.
Cùng Nhà thuốc Minh Khang cách phòng bệnh và nhận biết sớm các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ.
VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM LÀ GÌ
Viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng thường gặp nhất. Dễ dẫn đến biến chứng nặng và gây tử vong hơn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
Viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới
Nhiều hơn tổng số ca tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại.
Ước tính, mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi.
Điều này có nghĩa là cứ 20 giây trôi qua lại có 1 trẻ tử vong do viêm phổi trên thế giới.
Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu trẻ mắc viêm phổi, trong đó có 4.000 trẻ tử vong.
Nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới.
CÁC LOẠI VIÊM PHỔI Ở TRẺ NHỎ
Có thể chia các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ thành 2 loại như sau:
Viêm phổi thuỳ
Viêm phổi thùy là bệnh gây tổn thương tổ chức tại phổi như phế nang. Tiểu phế quản tận cùng, mô liên kết kẽ.
Viêm phổi thùy sẽ thường gặp ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như :
Trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính, suy giảm miễn dịch, nghiện rượu, suy dinh dưỡng
Hay mắc các bệnh phổi từ trước như giãn phế quản, viêm phế quản mạn, hen phế quản…
Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi
Như mùa Đông Xuân là thời kỳ có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cao nhất.
Bùng phát chủ yếu ở các địa điểm như trường học, nhà trẻ, các khu dân cư tập trung đông người,…
Viêm phổi phế quản
Viêm phổi phế quản (hay viêm phế quản phổi) là nhiễm trùng cấp tính lan tỏa ở phế quản
Phế nang phổi và các mô kẽ. Viêm phổi phế quản là tình trạng bệnh tiến triển nhanh
Biến chứng nặng, có khả năng gây tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tháng tuổi rất dễ mắc căn bệnh này.
NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ VIÊM PHỔI
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em
Trẻ em viêm phổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Nhưng “thủ phạm” thường gặp nhất và nguy hiểm nhất đó là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (hay còn gọi là phế cầu).
Vi khuẩn này lây truyền qua đường hô hấp (giọt bắn khi ho, hắt hơi)
Lây qua tiếp xúc với mầm bệnh hay thậm chí là tiếp xúc với người lành mang vi khuẩn phế cầu.
Một số nguyên nhân khác cũng khiến trẻ viêm phổi đó là: môi trường ô nhiễm, virus khác, trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá,..
Các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ tái lại do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm phổi tái phát nhiều lần
Các đợt thường gần nhau, nhiều trẻ còn chưa khỏi hẳn lại tái phát. Khiến trẻ phải nhập viện.
Nghiên cứu cho thấy các yếu tố khiến trẻ mắc viêm phổi
Tái phát nhiều lần là yếu tố tự nhiên, môi trường và xã hội
Các yếu tố như thời tiết giao mùa. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến bệnh viêm phổi của trẻ tái phát.
Yếu tố môi trường sống, trong đó có nguồn nước
Nguồn không khí ngày càng ô nhiễm và nhiều khói bụi; môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh…
Tác động đến tình trạng viêm phổi tái phát ở trẻ.
Tình trạng tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá
Từ những người xung quanh (hút thuốc thụ động) . Là yếu tố thúc đẩy thuận lợi khiến trẻ viêm phổi tái phát.
Chăm sóc trẻ không đúng cách cũng là một yếu tố khiến bệnh viêm phổi ở trẻ tái phát.
Trong đó thường gặp nhất là khi trẻ nô đùa. Chạy nhảy khiến mồ hôi ra nhiều
Nhưng cha mẹ, người chăm sóc trẻ không thay quần áo ngay
Gây ra tình trạng mồ hôi ngấm ngược, khiến trẻ dễ bị lạnh và viêm phổi.
Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch
Không được chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng
Thiếu vitamin A, thiếu kẽm… khiến viêm phổi tái phát nhiều lần.
CÁC LOẠI VIÊM PHỔI Ở TRẺ NHỎ – DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ?Triệu chứng trẻ viêm phổi ở giai đoạn sớm
Những triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi là thở nhanh.
Dấu hiệu này xuất hiện sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và chụp X quang.
Ba mẹ có thể đếm nhịp thở trên 1 phút của trẻ bằng đồng hồ có kim giây như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 2 – 11 tháng có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
Các nhịp thở nhanh chứng tỏ trẻ đã có triệu chứng viêm phổi. Ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị ngay.
Nhận biết các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ gian đoạn nặng
Viêm phổi ở giai đoạn nặng thường được phát hiện nhờ vào biểu hiện thở co lõm lồng ngực.
Để quan sát tình trạng này, ba mẹ vén áo trẻ lên để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ
Sau đó tiến hành quan sát khi trẻ nằm yên, không bú không khóc.
Khi trẻ hít vào, phần dưới lồng ngực bị cơ này kéo lõm vào thay vì nở ra như bình thường.
Nếu phát hiện các biểu hiện trẻ co lõm lồng ngực thì đây là dấu hiệu viêm phổi ở trẻ khi bệnh đã trở nặng
Ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ NHỎ
Cách phòng thủ tốt nhất là phòng ngừa. Dưới đây là những điều bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe của trẻ trước nguy cơ viêm phổi
Rửa tay thường xuyên cho trẻ
Luôn giữ bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ là cách số một để phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh
Cũng như ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng.
Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, xì mũi, hoặc ho
Trước khi ăn, khi đi thăm người ốm, hoặc bất cứ khi nào tay bạn bị bẩn
Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ
Biện pháp phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh này
Giúp giảm khả năng hít phải dịch tiết hoặc những vật thể lạ “đi nhầm vào đường ống thở”
Mẹ nên đặt một tấm khăn mềm dưới gối của bé để nâng cao đầu.
Tư thế này không những có lợi cho hệ hô hấp mà còn giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Uy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng (NACI)
Khuyến cáo rằng trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi nên được tiêm phòng ngừa phế cầu khuẩn.
Bệnh phế cầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae.
Phế cầu có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tai và viêm màng não.
Các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ?Tiêm phòng cúm hàng năm
Cách tốt nhất để bảo vệ chống lại bệnh cúm và đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh
Những người có nguy cơ mắc các biến chứng cúm, bao gồm cả viêm phổi.
Giữ răng miệng sạch sẽ
Chăm sóc răng miệng tốt là điều quan trọng để giúp phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, ở độ tuổi này, bé chưa thể tự súc miệng mà phải cần đến sự trợ giúp của mẹ.
Bạn có thể làm sạch khoang miệng của trẻ bằng cách quấn gạc quanh ngón trỏ.
Đầu tiên bạn cần nhúm miếng gạc với dung dịch nước muối pha loãng
Sau đó đeo lên ngón tay rồi nhẹ nhàng lau vòm miệng, massage nướu của bé.
Lưu ý, không được đưa tay vào quá sâu trong hầu họng, bởi điều này có thể gây kích ứng khiến trẻ bị nôn, trớ.
Giữ cho hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh
Theo các chuyên gia, để củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể của trẻ sơ sinh
Mẹ nên cho bé ngủ đủ giấc, bú đúng giờ và vận động mỗi ngày.
Ngoài ra, với những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ cần cung cấp cho bé những bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng.
Đồng thời cho bé uống đủ nước để giúp hệ cơ quan hoạt động suôn sẻ hơn.
Ngừng hút thuốc
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và các tình trạng sức khỏe khác.
Việc trẻ hút thuốc thụ động – tức hít phải khói thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến phổi của trẻ.
Do đó, người thân tuyệt đối không được hút thuốc trong nhà
Để đảm bảo mang lại cho bé một bầu không khí sạch, thoáng mát nhất.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Ở CÁC LOẠI VIÊM PHỔI Ở TRẺ NHỎ
Khi nào trẻ em bị viêm phổi cần nhập viện điều trị?
Cần đưa trẻ nhập viện điều trị ngay khi trẻ có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Trẻ dưới 2 tháng: bú kém hoặc bỏ bú, co giật, li bì, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
- Trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi: không thể uống được gì, co giật, li bì, thở có tiếng rít.
Khi có một trong những dấu hiệu trên chứng tỏ.
Tình trạng viêm phổi của trẻ đã ở giai đoạn nặng và nguy kịch, cần đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời
Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không?
Các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Rất dễ lây lan, đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Viêm phổi có thể lây truyền từ người bệnh sang những người xung quanh qua đường giọt bắn. Khi ho, hắt hơi hoặc khi nói chuyện.
Trẻ viêm phổi có thể gặp những biến chứng gì?
Nếu không được điều trị kịp thời thì trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:
-
Tràn mủ màng phổi: bạch cầu tăng cao, hô hấp khó khăn và cơ thể có dấu hiệu kháng thuốc
-
Tràn dịch màng tim, trụy tim;
-
Nhiễm trùng huyết: khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn. Sẽ gây sốc nhiễm trùng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao;
-
Viêm màng não: gây rối loạn thần kinh. Tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí là tử vong;
-
Hội chứng suy hô hấp cấp: dẫn đến viêm phổi mạn tính, áp xe phổi, suy giảm sức đề kháng;
-
Biến chứng khác: viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc, viêm khớp,…
Chăm sóc trẻ em bị bệnh như thế nào?
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi, ba mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định; vỗ lưng giúp trẻ long đờm, dễ chịu hơn
Ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu hóa, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ; sử dụng thêm máy sục hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng.
Các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ ?Trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi?
Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi,…
Tuy nhiên, một đứa trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác, nếu như:
- Trẻ có hệ thống miễn dịch yếu, trẻ sinh non;
- Có bệnh lý nền mãn tính như hen suyễn, xơ nang, tim bẩm sinh, đái tháo đường, tăng động giảm chú ý, trầm cảm…;
- Phổi yếu hoặc có vấn đề về hệ hô hấp.
Trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc viêm phổi nếu hít phải khói thuốc lá thụ động từ phụ huynh.
Các loại viêm phổi ở trẻ nhỏ là tình trạng đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Qua bài viết trên Nhà thuốc Minh Khang mong rằng mọi người được hiểu
Và biết cách phòng bệnh sớm cho trẻ bằng vắc xin giúp tránh được nguy cơ mắc bệnh, diễn biến nặng và tử vong.