THỜI ĐIỂM NÀO TẨY GIUN LÀ TỐT NHẤT
Tẩy giun có phải kiêng gì không?khi nào cần sổ giun ? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Giun, sán ký sinh gây nhiều tác hại đến cơ thể vật chủ. Nên theo như khuyến cáo nên định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần.
Nhưng có nhiều người không biết thuốc tẩy giun dùng khi nào? Thuốc tẩy giun uống lúc là nào tốt nhất?
Bài viết bên dưới đây Nhà thuốc Minh Khang sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nhất khi nào nên uống thuốc tẩy giun để tốt nhất.
Trên thị trường hiện nay nay chủ yếu có chứa hai hoạt chất chính mebendazol và albendazol
Trong đó loại chưa chất mebendazol dễ sử dụng hơn. Tác động của mebendazol là bằng cách ức chế
Ngăn cản lại sự tiêu thụ các chất dinh dưỡng của các loại giun. Đây là loại thuốc không kê đơn
Người dùng có thể tự mua thuốc để tẩy giun cho cá nhân và gia đình. Định kỳ nên tẩy giun từ 4 đến 6 tháng trên 1 lần.
Liều dùng thuốc tẩy giun – Tẩy giun có phải kiêng gì không
Mebendazol không chứa độc nên liều dùng cả cho người lớn và cho trẻ em trên 2 tuổi là giống như nhau
Mỗi một lần tẩy giun chỉ cần uống 1 viên duy nhất 500mg để tẩy tất cả các loại giun thông thường.
Thuốc tẩy giun dùng khi nào tốt nhất?
Thuốc tẩy giun uống lúc nào là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Người dùng có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày sáng
Trưa hay chiều tối, vào lúc bụng đói hay no. Khi dùng thuốc tẩy giun người dùng không cần phải nhịn ăn. Hoặc uống giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.
Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không mong muốn (mặc dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, buồn nôn…
Người dùng nên uống sau bữa ăn sáng. Nhưng nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất
Thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.
Lưu ý: Thuốc tẩy giun tránh dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ đang có thai
Đặc biệt là ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu người dùng có ý định muốn mang thai, thì nên chủ động tẩy giun trước ít nhất 3 tháng.
TẨY GIUN CÓ PHẢI KIÊNG GÌ KHÔNG?
Hiện nay để ngăn ngừa giun sán, người bệnh có thể chọn phương pháp tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/lần
Kết hợp với giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo ăn chín uống sôi và môi trường sống phải sạch sẽ.
Hiện nay các thuốc tẩy giun được bán nhiều trên thị trường. Chọn thời điểm để tẩy giun là rất quan trọng.
Khi cơ thể gặp một số triệu chứng sau thì có thể bạn đã bị nhiễm giun sán: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, mệt mỏi, ngủ không yên giấc.
Vậy khi uống thuốc tẩy giun cần phải kiêng cử gì không? Câu trả lời là không.
Hiện nay các thuốc tẩy giun được sản xuất với công nghệ tiên tiến nên có thể uống vào bất cứ khung giờ nào trong này.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên rằng để phát huy được hiệu quả cao. Và không gây tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa thì nên uống thuốc tẩy giun sau bữa ăn.
Một số tác dụng phụ của thuốc tẩy giun có thể bạn gặp phải nếu:
- Để bụng đói khi uống thuốc sẽ gây ra buồn nôn, chán ăn.
- Sử dụng thuốc rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng.
- Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng sản phẩm.
- Những người mắc bệnh suy gan, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc cũng không nên sử dụng
KHI NÀO CẦN SỔ GIUN
Tổ chức WHO khuyến cáo khi nào cần sổ giun là biện pháp dự phòng quan trọng. Đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường
Vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
Đối tượng áp dụng: mọi lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên
Chống chỉ định của tẩy giun:
- Người đang mắc các bệnh cấp tính, sốt > 38,5° C
- Có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy giun
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Tẩy giun có phải kiêng gì không – Tần suất khi nào cần sổ giun theo khuyến cáo WHO
Trẻ em:
- Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả trẻ em từ 12-23 tháng; trẻ tiền học đường từ 1-4 tuổi; trẻ học đường từ 5-12 tuổi (có thể tới 14 tuổi) ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em lớn hơn 20%.
- Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trẻ em lớn hơn 50%
- Liều cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là Albendazole 200mg/lần
- Liều khuyến cáo cho các đối tượng khác là Albendazole (Zentel) 400mg/lần và Mebendazole (Fugacar) 500mg/lần
Nữ giới tuổi thanh viên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ :
- Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trong nhóm đối tượng trên lớn hơn 20%.
- Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn hơn 50%
- Liều khuyến cáo là Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần
Phụ nữ mang thai
- Khuyến cáo tẩy giun liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc T.trichiura (giun tóc) lớn hơn 20% hoặc tại vùng có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai lớn hơn 20%
- Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebedazole 500mg
Các đối tượng khác
- Khuyến cáo tẩy giun hàng năm hoặc 2 năm 1 lần
- Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebendazole 500mg
Những dấu hiệu cho biết đã đến lúc cần phải tẩy giun
Có những dấu hiệu thường gặp mà nếu bạn quan sát sẽ thấy mình hoặc các thành viên trong gia đình
Con trẻ có các biểu hiện như vậy thì nên tẩy giun ngay:
- Có nhiều cơn đau bụng, tập trung ở vị trí quanh rốn, trẻ đi ngoài ra phân lỏng hoặc đặc.
- Chán ăn, bỏ bữa, sụt cân, thường cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao.
- Trẻ ngủ không sâu, đêm thường quấy khóc, bụng trẻ to, căng cứng.
Đặc biệt là phải kể đến triệu chứng điển hình nhất của nhiễm giun kim là ngứa hậu môn.
CHỌN THUỐC TẨY GIUN HIỆU QUẢ NHẤT
Những vấn đề cần lưu ý ở trên thì việc chọn thuốc tẩy giun phù hợp và hiệu quả cũng rất quan trọng.
Việc lựa chọn này sẽ đảm bảo hiệu quả và tính an toàn cho người sử dụng.
Một số thuốc tẩy giun được nhiều người tin dùng và khá phổ biến hiện nay như : Fugacar, Mebendazol, Alzental, Zentel, Zelcom,…
Đối với trẻ em, để việc tẩy giun hiệu quả thì các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều như sau:
- Không nên để bụng đói uống thuốc. Các phụ huynh nên cho bé ăn lót dạ để trẻ không khó chịu, buồn nôn và chán ăn.
- Sau khi uống thuốc, cần theo dõi 24h để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường (nếu có) để kịp thời xử lý.
- Nên cho bé sử dụng các loại thuốc tẩy giun có chứa thành phần thiên nhiên. Đảm bảo tính an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
- Bên cạnh việc tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần thì các bậc phụ huynh cần giữ thói quen vệ sinh thân thể bé sạch sẽ. Cho bé ăn chín uống sôi, hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm để phòng ngừa giun sán.
Những chia sẻ trên đây, Nhà thuốc Minh Khang hy vọng rằng bạn đã có những lựa chọn về thuốc tẩy giun cũng như các kiến thức bổ ích về việc tẩy giun có cần kiêng gì không? Hãy nhớ việc phòng ngừa giun sán cũng rất quan trọng bạn nhé.