Nguyên nhân bị đau mắt đỏ – Phương pháp điều trị và phòng ngừa

ĐAU MẮT ĐỎ VÀ PHÂN LOẠI BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ hay còn được gọi là (viêm kết mạc). Năm 2023 chủ yếu do Coxsackievirus A24, human Adenovirus 54 và 37 gây ra. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và các lưu ý cần biết bệnh đau mắt đỏ là gì?

Và hiểu được bệnh đau mắt đỏ sẽ giúp bạn nhận biết. Và nắm được một số cách phòng ngừa bệnh trong tình trạng bùng dịch hiện nay ở nước ta.

Cùng Nhà thuốc Minh Khang đi tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết bên dưới nhé.

 

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng mô trong suốt lót bề mặt bên trong mí mắt. Và lớp phủ bên ngoài mắt bị viêm đỏ.

Người bệnh có thể bị đau mắt đỏ ở một hoặc cả hai mắt do virus, vi khuẩn. Chất gây dị ứng và nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Khi bị bệnh đau mắt đỏ, phần tròng trắng (bề mặt nhãn cầu) của người bệnh có màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ

Mí mắt sưng húp và rủ xuống. Mắt bị viêm có chất lỏng chảy ra hoặc đóng vảy trên lông mi hoặc mí mặt.

Đau mắt đỏ thường xảy ra ở mọi đối tượng bao gồm : trẻ em, người trưởng thành, người già.

Bệnh này xảy ra quanh năm, rất dễ lây và lan rộng thành dịch nhất vào khoảng thời gian chuyển từ mùa hè sang mùa thu.

Phân loại bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ được phân làm 3 loại đau mắt đỏ sau :

Bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra kèm theo cảm lạnh. Hoặc các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như đau họng.

Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn thường bắt đầu đỏ ở 1 bên mắt. Rồi lây sang mắt còn lại trong vòng vài ngày.

Mắt bị đỏ chảy ra dịch nước, không đặc có thể làm mí mắt dính vào nhau. Và bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây thông qua tiếp xúc trực tiếp

Hoặc gián tiếp với dịch chảy ra từ mắt của người bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ do dị ứng

Cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng như : phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng. Đỏ mắt do dị ứng không lây nhiễm

Thường cả hai mắt đều đỏ, ngứa dữ dội, chảy nước mắt, viêm mắt. Và kèm theo các triệu chứng dị ứng khác như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa họng hoặc hen suyễn.

Bệnh đau mắt đỏ do kích ứng

Hóa chất hoặc vật lạ vào mắt gây kích ứng, chảy nước mắt và tiết dịch nhầy.

Tình trạng này thường hết khoảng trong một ngày. Nếu mắt không có dấu hiệu thuyên giảm, mắt có thể vẫn còn dị vật trong mắt

Hoặc người bệnh bị xước giác mạc, màng che nhãn cầu (kết mạc).

Phân loại đau mắt đỏ
                             Phân loại đau mắt đỏ

 

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU MẮT ĐỎ VÀ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ

Có nhiều nguyên nhân bị đau mắt đỏ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Viêm nhiễm: Viêm nhiễm mắt, viêm hạn như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mắt hoặc viêm bờ mí, có thể gây đau đỏ mắt.
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng từ các chất gây kích ứng mắt như : phấn hoa, bụi, hóa chất hoặc mỹ phẩm có thể gây đau mắt và đỏ mắt.
  • Mỏi mắt: Dùng mắt quá nhiều trong thời gian dài mà không có sự nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây buồn mắt và đỏ mắt.
  • Chấn thương: Chấn thương mắt do va chạm, đập vào mắt hoặc làm các vật thể lạ xâm nhập vào mắt có thể gây đau mắt và đỏ mắt.
  • Bệnh mất ngủ: Mất ngủ kéo dài hoặc mệt mỏi cũng có thể gây đau và đỏ mắt.
  • Căng thẳng mắt: Căng thẳng mắt làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử cũng có thể gây đỏ và đau mắt.

Nếu bạn gặp triệu chứng mắt đỏ kéo dài hoặc nghi ngờ có vấn đề về mắt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Những triệu chứng thường gặp bị đau mắt đỏ

Đỏ mắt đây là triệu chứng đau mắt đỏ điển hình nhất mà chúng ta biết.

Bệnh nếu được điều trị kịp thời sẽ ít gây biến chứng nghiêm trọng làm tổn thương mắt hay ảnh hưởng đến thị lực.

Ngứa hoặc cộm ở trong mắt thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, nóng rát. Hoặc khó chịu ở mắt như có vật gì kẹt bên trong mắt.

Các triệu chứng bắt đầu ở một mắt và vài ngày sau sẽ lan sang mắt còn lại.

Tiết nhiều dịch ở mắt là nước mắt chảy nhiều thường thấy ở người bị đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng. Nguyên nhân bị đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ tiết dịch mủ màu vàng xanh.

Người đau mắt đỏ nhạy cảm với ánh sáng. Nguyên nhân bị đau mắt đỏ, người bệnh có thể nhạy cảm nhẹ với ánh sáng.

Hơn nữa, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng như : đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng,…

Có thể do nhiễm trùng nặng, lan ra ngoài kết mạc và viêm bên trong mắt.

Nếu người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

Đóng màng và ghèn sau khi thức dậy:mắt tiết dịch và tích tụ lúc ngủ khiến hai mí dính nhau khi thức dậy.

Người bệnh thường chảy nhiều nước mắt hơn nếu đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA CỦA NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU MẮT ĐỎ

Phương pháp điều trị nguyên nhân bị đau mắt đỏ

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và có thể bao gồm các phương pháp sau đây:

  • Dùng thuốc nhỏ mắt: Trong trường hợp viêm nhiễm mắt, bác sĩ có kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh. Chất chống viêm hoặc chất chống dị ứng để giảm viêm nhiễm và giảm đau mắt đỏ.
  • Giảm cảm giác giác mệt mỏi: Nếu đau mắt do căng thẳng mắt hoặc làm việc quá trình. Bạn có thể thực hiện những biện pháp như ra khỏi môi trường làm việc, nghỉ yên đôi mắt. Nhìn xa và thực hành các bài tập mắt để giảm cảm giác lão hóa mắt và đỏ mắt.
  • Thay đổi thói quen sử dụng thiết bị điện tử: Nếu sử dụng thường xuyên các thiết bị điện tử gây căng thẳng mắt. Bạn có thể thử giảm thời gian sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt, hạn chế như sử dụng kính chống kiềm. Tạo khoảng cách an toàn và đảm bảo độ sáng phù hợp khi sử dụng các thiết bị này.
  • Điều trị dị ứng: Trong trường hợp phản ứng dị ứng gây ra đau mắt đỏ. Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc dị ứng uống hoặc thuốc nhỏ mắt chống dị ứng để giảm triệu chứng.
  • Điều trị căn bệnh cơ bản: Nếu đau mắt đỏ là triệu chứng của một căn bệnh cơ bản như vi khuẩn, virus. Hoặc thiết bị thâm thương, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tương ứng. Có hạn như sử dụng kháng sinh, thuốc nghệ hoặc kỹ thuật nếu cần thiết.

Bộ phận mắt quan trọng, để tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác

Và được tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng đau mắt đỏ của bạn.

Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Để có thể ngăn ngừa được bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả, mọi người nên lưu ý một vài điều sau đây:

Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.

Vệ sinh mắt mỗi ngày với nước muối sinh lý 0.9%.

Không dùng chung khăn mặt, mỗi người nên có một chiếc khăn mặt riêng.

Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,… dây vào mắt

Sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra đường.

Có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là vitamin và các khoáng chất trong trái cây.

Khi vào mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người. Đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Nên chọn những bể bơi sạch, đạt tiêu chuẩn khi đi bơi. Đồng thời sử dụng kính bơi và rửa mắt với nước muối sinh lý 0.9% ngay sau khi bơi.

Thường xuyên mở cửa thông gió và luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Nếu nhà có người bị đau mắt đỏ thì cần được cách ly hợp lý. Ví dụ như đeo khẩu trang kể cả khi không ra ngoài, tuyệt đối không ôm hôn người khác nhất là trẻ em.

Những biến chứng của nguyên nhân bị đau mắt đỏ bạn cần biết

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường lành tính, ít gây biến chứng.

Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giác mạc làm giảm thị lực.

Hơn nữa, đau mắt đỏ có thể gây ra một số biến chứng khác nếu bệnh kéo dài hoặc điều trị không đúng cách.

Với trẻ em và người lớn, bệnh gây viêm, loét giác mạc và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Vì vậy, người bệnh hãy đến bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay khi có dấu hiệu đau mắt đỏ

Hoặc các triệu chứng bất thường khác như mắt bị đỏ, đau, nhức, cộm,…

Để được chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định hạn chế tình trạng lây bệnh.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Ở ĐAU MẮT ĐỎ

Bị đau mắt đỏ nên làm gì?

Nếu bạn đang bị đau mắt đỏ, có một số biện pháp chăm sóc giảm đau bạn có thể thử :

  • Nghỉ ngơi mắt
  • Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt
  • Giảm tiếp xúc với chất gây kích thích
  • Giảm căng thẳng mắt
  • Không trà, dụi mắt
  • Hỏi ý kiến bác sĩ

Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ?

Người bệnh đau mắt đỏ nếu gặp một số tình trạng dưới đây, cần gặp bác sĩ tư vấn ngay :

  • Đau mắt.
  • Mờ mắt.
  • Cảm giác vật gì đó kẹt trong mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Có nhiều chất dịch màu vàng hoặc xanh chảy ra từ mắt. Đặc biệt mí mắt dính nhau vào mỗi buổi sáng lúc thức dậy
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Ngoài ra,những người thường đeo kính áp tròng bị đau mắt đỏ, cần ngừng đeo ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Nếu sau 12 – 24 giờ, các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, Người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo mắt không bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn do dùng kính áp tròng.

Mắt mờ sau khi bị đau mắt đỏ có sao không?

Thường thì, đau mắt đỏ không ảnh hưởng nhiều đến thị lực.

Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh bị viêm, nhiễm trùng nặng, tiết dịch

Và sưng tấy ảnh hưởng đến giác mạc khiến mắt bị mờ sau khi bị đau mắt đỏ.  Tình trạng này có thể thuyên giảm sau đó.

Song, nếu hiện tượng bị mờ mắt sau khi đau mắt đỏ kéo dài, thậm chí nghiêm trọng hơn

Người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị sớm

Bị đau mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi hẳn?

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ chữa được nếu như phát hiện sớm. Và có phương án điều trị hợp lý.

Bệnh thường khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm hoặc đưa ra phương án chữa trị không hợp lý

Có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như : loét giác mạc, viêm giác mạc thậm chí là mù lòa.

Chế độ ăn uống của nguyên nhân bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh lành tính có thể tự hết trong 7-10 ngày. Tuy nhiên muốn khỏi nhanh người bệnh cần kết hợp thuốc và chế độ ăn uống đúng cách :

Thực phẩm nên kiêng:

Những thực phẩm có mùi tanh như : tôm, cá, ốc, rau muống (vì sẽ sinh ra nhiều ghèn). Chất kích thích, đồ uống có ga. Mỡ động vật và không được tùy ý sử dụng kháng sinh.

Thực phẩm nên ăn:

Các thực phẩm như : Cà rốt, Rau xanh (trừ rau muống), ớt chuông cam, lòng đỏ trứng, dầu cá. Chất chống oxy hóa astaxanthin, quả việt quất.

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến gây viêm các mô lót mí mắt.

Thông qua bài này, Nhà thuốc Minh Khang mong rằng người bệnh hiểu hơn về bệnh đau mắt đỏ

Và biết cách nhận biết, thực hiện các bước phòng ngừa bệnh để tránh lây bệnh đau mắt đỏ cho người khác

0