Cách để tăng sức đề kháng cho trẻ khoẻ mạnh

tăng sức đề kháng cho trẻ em

HỆ MIỄN DỊCH LÀ GÌ?

Cách để tăng sức đề kháng cho trẻ luôn là mối quan tâm chung của rất nhiều bậc phụ huynh.

Tuy nhiên, làm cách nào để làm được điều này hiệu quả mà vẫn an toàn đối với sức khỏe của trẻ thì không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng.

Hãy cùng Nhà thuốc Minh Khang tìm hiểu về nội dung này nhé.

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước các tác nhân gây bệnh như : vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… và các yếu tố độc hại khác từ môi trường

Hệ miễn dịch được phân thành 2 cơ chế với cách thức hoạt động khác nhau như sau:

Miễn dịch bẩm sinh

Đây là cơ chế miễn dịch tự nhiên được di truyền từ đời này sang đời khác,

Giúp cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận diện và tấn công các vi sinh vật xâm nhập, gây hại cho vật chủ.

Hệ thống miễn dịch hoạt động ngay từ khi chúng ta chào đời

Tuy nhiên, miễn dịch bẩm sinh bé nhận được từ mẹ sẽ không tồn tại lâu dài.

Sau vài tháng, kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ giảm nhanh.

Lúc này, trẻ cần đến một giải pháp bảo vệ bổ sung để tăng cường sức đề kháng.

Miễn dịch thích ứng

Với cơ chế này, cơ thể chỉ sản sinh ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh sau khi tiếp xúc.

Đây còn gọi là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch

Ghi nhớ kẻ thù trước đó và kịp thời sản sinh ra các kháng thể để tiêu diệt chúng.

Các nhà khoa học đã dựa theo nguyên lý này để cho ra đời các vaccine (vắc xin) tiêm phòng.

Hệ thống miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng không hoạt động riêng lẻ

Mà phối hợp cùng nhau để bảo vệ cơ thể vật chủ.

Khi cơ thể tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh. Miễn dịch thích ứng sẽ sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể.

Sau lần tiếp xúc đầu tiên, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra kẻ xâm lược và phòng thủ chống lại nó.

Bởi vì hệ thống miễn dịch không ngừng học hỏi và thích nghi

Cơ thể cũng có thể chống lại vi khuẩn hoặc virus thay đổi theo thời gian.

VAI TRÒ CỦA CÁCH ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ

Vai trò của cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Sức đề kháng của bé tốt sẽ là một hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể

Chống lại các bệnh tật, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Nếu sức đề kháng của bé yếu sẽ là điều kiện thuận lợi gây ra tình trạng trẻ thường xuyên

Ốm vặt do hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, làm suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên.

Một số bệnh lý thường gặp ở những trẻ có sức đề kháng yếu có thể kể đến như:

  • Dị ứng, viêm mũi họng (làm cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi)
  • Viêm phế quản, viêm phổi
  • Cảm cúm
  • Rối loạn đường tiêu hoá như tiêu chảy, tiêu phân sống hay táo bón.

Khi trẻ mắc các bệnh trên. Sử dụng kháng sinh để điều trị cũng có thể làm cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Do tình trạng loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ hấp thu dinh dưỡng kém.

Những trẻ bị suy dinh dưỡng lại có hệ miễn dịch suy yếu sẽ càng dễ mắc bệnh hơn

Làm cho trẻ ngày càng biếng ăn, tạo nên một vòng xoắn bệnh lý khó gỡ.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não của trẻ

Mà còn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.

Vì thế, tăng sức đề kháng cho bé là việc làm thiết yếu để có hệ miễn dịch tốt

Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển một cách tốt nhất và hạn chế tối đa mắc bệnh.

CÁCH ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ – CHA MẸ CẦN NHỚ

Tại sao cần tăng đề kháng cho trẻ?

Trong suốt quá trình phát triển của cơ thể của trẻ, sức đề kháng là yếu tố rất quan trọng.

Nhờ có sức đề kháng mà cơ thể trẻ có khả năng để chống lại tác nhân gây bệnh.

Nếu sức đề kháng của trẻ yếu, khi gặp các tác nhân này, trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh.

Những trẻ thường xuyên bị ốm vặt thì sẽ biếng ăn

Và cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ đó sức đề kháng kém dần.

Cứ như vậy, trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn của các bệnh lý khác nhau xuất phát từ chính lý do là suy giảm hệ miễn dịch.

Trường hợp này, khôngtăng sức đề kháng cho trẻ thì trẻ sẽ suy dinh dưỡng, chậm phát triển,…

Có nên tăng đề kháng cho trẻ bằng thuốc không và một số lưu ý

Thực tế hiện nay cho thấy rằng có không ít bậc phụ huynh khi thấy con mình thường xuyên ốm vặt liền tìm đến sự trợ giúp là thuốc tăng đề kháng.

Thực ra, loại thuốc này chỉ nên dùng khi trẻ được bác sĩ thăm khám. Và chỉ định do bị thiếu hụt một vài yếu tố miễn dịch.

Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua

Và cho trẻ dùng thuốc tăng đề kháng khi chưa biết cơ thể con mình có cần đến nó không

Vì điều này rất dễ khiến trẻ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: hormone tăng cao nên dậy thì sớm, đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy,…

Một số cách để tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ

Một số cách để tăng sức đề kháng sẽ giúp đạt được mục đích ấy:

Đảm bảo cho trẻ được uống đủ nước

  • Trẻ dưới 6 tháng bổ sung nước qua nguồn sữa mẹ nên tốt nhất hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.
  • Trẻ từ giai đoạn ăn dặm có thể uống thêm nước trái cây, nước lọc,… để cải thiện đề kháng nhưng không được uống các loại nước có ga, nước ngọt.

Bổ sung men vi sinh 

Vi khuẩn đường ruột giữ vai trò rất quan trọng đối với sức đề kháng

Và nó có thể bị ảnh hưởng bởi việc dùng kháng sinh.

Bởi vậy, sau mỗi đợt điều trị kháng sinh, các bác sĩ nhi khoa thường ưu tiên khuyến nghị phụ huynh cho bé dùng men vi sinh.

Trước khi dùng, các bậc phụ huynh cần tham vấn ý kiến bác sĩ để biết cách và thời gian sử dụng.

Dinh dưỡng hợp lý

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Là cách rất tốt để giúp trẻ có được hàng rào miễn dịch khỏe mạnh.

Vì thế, mỗi ngày các bậc phụ huynh nên bổ sung vào thực đơn của trẻ rau xanh và trái cây như: khoai tây, cà chua, bông cải xanh, ổi, bưởi, dâu tây,…

Tăng cường hoạt động thể chất

Trẻ sẽ có sức khỏe tốt hơn nếu được vận động thường xuyên.

Vì thế, với trẻ mới biết đi, cha mẹ hãy cho bé chạy nhảy thoải mái, bơi lội, tập các động tác thể dục phù hợp.

cach-de-tang-suc-de-khang-cho-tre
Cách để tăng sức đề kháng cho trẻ

NHỮNG CÁCH ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ KHOẺ MẠNH 

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp phát triển trí tuệ, chiều cao, cân nặng và tăng sức đề kháng cho bé.

Mẹ có thể dựa vào bảng tổng thời gian giấc ngủ trong ngày của AASM (American Academy of Sleep Medicine) 2016 để cân đối thời gian ngủ cho trẻ:

  • 4 – 12 tháng: 12 – 16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
  • 1 – 2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
  • 3 – 5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).

Không nên lạm dụng dùng thuốc kháng sinh

Không thể phủ nhận tác dụng của thuốc kháng sinh, thế nhưng có nhiều mẹ hiện đang lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ.

Thuốc kháng sinh như một “con dao hai lưỡi”, lạm dụng sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu, cần phải phụ thuộc vào thuốc.

Nhiều ba mẹ thường cho con uống thuốc kháng sinh ngay khi trẻ vừa có biểu hiện sốt, đau họng.

Điều này là tuyệt đối không nên. Vì chẳng may trẻ bị viêm hô hấp do virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng

Mà còn làm cho trẻ bị nhờn thuốc và có các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, tiêu chảy.

Khi con mới chớm bệnh, ba mẹ nên tìm hiểu để có cách ứng phó hợp lý.

Nếu bệnh tình của bé diễn biến xấu, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin không chỉ là một yếu tố quan trọng

Trong quá trình phát triển của trẻ mà còn là cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả.

Cách để tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống sữa

Sữa mẹ cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, vitamin có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ từ khi còn nhỏ.

Đây cũng là nguồn thức ăn sạch, vô khuẩn đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Vì vậy, trong 6 tháng đầu tiên sau khi chào đời, bé nên được bú đủ sữa mẹ.

Cho trẻ uống đủ nước

Đến độ tuổi ăn dặm, uống đủ nước cũng là một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé.

Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi.

Theo khuyến cáo, lượng nước trung bình mỗi ngày cho từng độ tuổi sẽ là:

  • 0 – 6 tháng tuổi: 700 ml (Tổng lượng nước 1 ngày);
  • Từ 7 – 12 tháng tuổi: 800 ml (Tổng lượng nước 1 ngày), trong đó 600ml là lượng nước cần uống);
  • Từ 1 – 3 tuổi: 1300 ml (Tổng lượng nước 1 ngày), trong đó 900ml là lượng nước cần uống.

Bổ sung các cách để tăng sức đề kháng thực phẩm cho trẻ vào thực đơn

Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ.

Vì vậy, mẹ hãy thiết kế một thực đơn hàng ngày được bổ sung đầy đủ những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ nhé!

  • Cá: Có chứa chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,…: không chỉ bổ sung kẽm cho bé mà còn giúp tăng sức đề kháng cho bé, giúp trẻ chống lại những virus gây bệnh.
  • Khoai lang: chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn đồng thời giúp nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Một số loại trái cây: chuối giàu vitamin B6, chất xơ tiêu hóa và kali; cam và quýt với lượng vitamin C dồi dào; nho chứa chất chống oxy hóa cao,… có tác động tích cực đến hệ miễn dịch của trẻ.

Cho trẻ ăn một cách khoa học

Không những chú trọng đến việc cho trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu

Ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc cho trẻ ăn thế nào là đúng cách.

Ba mẹ cần xây dựng thời gian biểu cho con một cách khoa học, việc này cũng giúp cho trẻ tự giác ăn đúng giờ, đều đặn.

Đừng quên thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú và cảm giác ngon miệng cho bé.

Hướng dẫn bé tập thể dục đều đặn

Dành 30 phút mỗi ngày để vận động cùng con

Đây có thể là các hoạt động trong nhà hay ngoài trời tùy theo sở thích của trẻ và điều kiện cho phép.

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách giữ môi trường sống sạch sẽ

Cách tạo môi trường sống sạch sẽ để tăng sức đề kháng cho bé gồm:

  • Nơi ở phải sạch sẽ, thông thoáng, trong lành, nên mở cửa sổ vào ban ngày để đón nắng ấm và gió.
  • Trong nhà tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm khói thuốc lá gây hại đến sức đề kháng của trẻ.
  • Tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh

Tiêm ngừa đầy đủ là cách để tăng sức đề kháng cho bé

Những bé thường hay ốm vặt, dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa và đường hô hấp chính là biểu hiện của trẻ có sức đề kháng yếu.

Do đó, bên cạnh tăng sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng. Bố mẹ cần quan tâm đến tiêm chủng cho bé đầy đủ.

Vắc – xin có thể kích thích cơ thể tạo kháng thể hoặc cung cấp kháng thể,.Từ đó trẻ có được miễn dịch với tác nhân gây bệnh.

Chính vì thế, tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch là cách tăng sức đề kháng cho trẻ rất hữu hiệu.

Nhà thuốc Minh Khang hy vọng những nội dung được chia sẻ trên đây. Là nguồn thông tin hữu ích đối với các bậc phụ huynh khi tăng sức đề kháng cho trẻ.

0