Phân biệt viêm da tiếp xúc và zona khá giống nhau. Chẳng hạn tình trạng đau rát, nổi mụn nước,…viêm da tiêp xúc
Điều này làm cho nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai bệnh lý da liễu. Này khiến cho việc áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp
Làm tình trạng bệnh không cải thiện. Vậy cách phân biệt như thế nào? Cùng Nhà thuốc Minh Khang đi tìm hiểu kĩ hơn về 2 bện này nhé.
BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC VÀ ZONA LÀ GÌ?
Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh phổ biến về da, là tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng.
Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ của da.
Bệnh zona là gì?
Bệnh zona thần kinh còn gọi là bệnh Zona, trong dân gian còn được gọi với tên gọi là “giời leo”
Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) – virus gây bệnh thủy đậ
Thuộc họ virus herpes gây nên. Sau khi người bệnh bị bệnh thuỷ đậu đã khỏi thì vẫn còn một số virus Varicella tồn tại
Ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Các virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm.
Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể… loại virus này sẽ tái hoạt.
Chúng nhân lên và phát triển lan truyền ra các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc. Da từ đó gây nên bệnh zona.
Đó chính là lý do mà zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh.
- Zona là bệnh ngoài da thường gặp do virus gây nên. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ ở mọi vùng dân cư.
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn gặp nhiều hơn ở trẻ em.
- Bệnh khỏi sau 2 đến 3 tuần, hiếm khi tái phát.
- Bệnh thường có những biến chứng và di chứng: nhiễm trùng, loét , đau sau zona và thành sẹo.
CÁCH PHÂN BIỆT VIÊM DA TIẾP XÚC VÀ ZONA THÔNG QUA TRIỆU CHỨNG
Theo các chuyên gia da liễu, bệnh Zona và viêm da tiếp xúc là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau
tuy nhiên tỷ lệ nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này là rất cao.
Nguyên nhân là vì chúng có điểm chung tương tự nhau về nhiều yếu tố như triệu chứng, hình dạng thương tổn…
Vì vậy, để phân biệt chính xác trường hợp nào là bệnh Zona.
Và trường hợp nào là bệnh viêm da tiếp xúc cần dựa vào phân biệt viêm da tiếp xúc và zona sau đây:
Dựa vào nguyên nhân – Cách phân biệt viêm da tiếp xúc và zona
Bệnh Zona: là căn bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Herpes. Và những người đã từng mắc bệnh thủy đậu
Sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường.
Vì dù đã chữa khỏi bệnh thủy đậu nhưng virus vẫn luôn tồn tại trong các tế bào thần kinh vùng thắt lưng
Trú ngụ và đợi đến thời điểm thích hợp. Như sức đề kháng của bạn suy giảm hay tiến hành hóa trị xạ trị ung thư…
Sẽ khiến virus bùng phát gây bệnh Zona.
Bệnh viêm da tiếp xúc: có rất nhiều dạng từ viêm da tiếp xúc dị ứng. Vêm da tiếp xúc kích ứng hoặc viêm da tiếp xúc do côn trùng…
Cụ thể, việc bạn tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Nguồn nước bẩn, phấn hoa, lông động vật, nhựa mủ độc thực vật. Độc tố từ côn trùng (do muỗi, kiến ba khoang cắn)…
Đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da tiếp xúc.
Vì vậy, nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất.
Như : làm ruộng, làm vườn, thường xuyên ngủ dưới ánh đèn, không vệ sinh vật dụng cá nhân thường xuyên…
Đều có nguy cơ bị viêm da tiêp xúc cao hơn so với những người khác.
Dựa vào các triệu chứng – Phân biệt viêm da tiếp xúc và zona
Viêm da tiêp xúc: thường xuất hiện tại vị trí tiếp xúc với chất gây kích ứng.
Ví dụ, nếu tiếp xúc với một loại hóa chất, thì vùng da tiếp xúc sẽ bị tổn thương.
Zona: thường xuất hiện trên một phần cơ thể nhất định, theo đường viền của dây thần kinh.
Ví dụ, zona thường xuất hiện dọc theo dây thần kinh ở mặt, vai, lưng hoặc bên trong tai.
Dựa vào phạm vi thời gian
Đau da tiếp xúc: Triệu chứng lâm sàng và tạm thời.
Hầu hết các triệu chứng sẽ mờ đi sau một khoảng thời gian ngắn sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng.
Zona: Triệu chứng của zona sẽ kéo dài trong vài tuần hoặc nhiều tháng trước khi bệnh hồi phục hoàn toàn.
Dựa vào biến chứng của bệnh – Phân biệt viêm da tiếp xúc và zona
Biến chứng bệnh viêm da tiếp xúc – Phân biệt viêm da tiêp xúc và zona
Phần lớn các trường hợp bị viêm da tiếp xúc đều không gây nguy hiểm đến tính mạng
Và cũng không quá khó trong việc kiểm soát triệu chứng.
Nếu chăm sóc và áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách, chỉ sau 1 – 4 tuần
Những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng khô lại. Bong tróc vảy và không để lại sẹo thâm trên da.
Tuy nhiên, nếu không được quan tâm chăm sóc
Áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu chắc chắn bệnh sẽ tiến triển ngày càng xấu đi.
Trong đó, một số biến chứng của viêm da tiếp xúc như: viêm da bội nhiễm và viêm da thần kinh
Biến chứng bệnh zona
Bệnh Zona có biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều. Do có sự tồn tại của virus trong các tế bào thần kinh
Từ đó gây ra nhiều triệu chứng ở cả trong và bên ngoài cơ thể. Có thể kể đến một số biến chứng như:
- Đau thần kinh sau zona: Dù điều trị khỏi bệnh zona nhưng có rất nhiều người vẫn cảm thấy đau nhức
Tại vùng da đã từng tổn thương, tình trạng này được gọi là đau thần kinh sau zona.
Tình trạng này xảy ra do các dây thần kinh tổn thương quá mức. Chưa thể phục hồi lại như bình thường.
- Suy giảm thị lực: Virus Herpes của bệnh Zona trú ngụ ở các dây thần kinh mắt có thể gây ra viêm nhiễm.
Về lâu dài sẽ làm suy giảm thị lực và thậm chí là mù lòa.
- Các biến chứng thần kinh khác: Một số cơ quan thần kinh bị zona gây ra các biến chứng nặng nề.
Như suy giảm thính giác, viêm não, liệt mặt, khó giữ thăng bằng…
- Nhiễm trùng da: Cào gãi quá mức khiến da trầy xước, tổn thương và gây ra nhiễm trùng da, bội nhiễm.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾP XÚC VÀ ZONA
Đối với viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu không quá nặng. Trường hợp chỉ gây kích ứng đơn thuần trên da
Cách điều trị sẽ không quá phức tạp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp như:
Dùng các loại thuốc bôi ngoài da
Nếu bị viêm da tiếp xúc do dị ứng, kích ứng khi tiếp xúc với hóa chất, nọc độc côn trùng… sẽ được chỉ định dùng các lại thuốc sau:
- Dung dịch rửa, sát khuẩn như nước muối sinh lý. Thuốc tím, xanh Methylen 1%, dung dịch Jarish, hồ nước…
- Thuốc kem bôi, thuốc mỡ có chứa corticoid. Kẽm để làm dịu da, cải thiện triệu chứng.
- Nếu có dấu hiệu bội nhiễm có thể dùng thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống.
- Thuốc kháng histamine dạng uống.
Chăm sóc tại nhà
- Chườm lạnh hỗ trợ giảm ngứa
- Bôi kem dưỡng ẩm làm dịu da, giảm ngứa ngáy. Và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương trên da.
- Tuyệt đối không dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn tương.
- Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt tại vết thương.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin khoáng chất. Ngủ nghỉ đúng giờ, sinh hoạt điều độ. Vận động đều đặn để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu tuân thủ điều trị sớm và đúng cách. Chỉ từ 7 – 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng
Không biến chứng và không để lại sẹo thâm trên da.
Đối với bệnh zona – Phân biệt viêm da tiếp xúc và zona
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Zona chủ yếu là thuốc dạng bôi dạng uống hoặc tiêm.
- Thuốc đặc trị chống virus như Acyclovir (Zovirax), Valacyclovir (Valtrex) hoặc Famciclovir (Famvir).
- Thuốc chống viêm
- Thuốc chứa hoạt chất Acyclovir dạng bôi hoặc dạng uống.
- Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline
- Thuốc chống co giật như gabapentin
- Thuốc tê làm giảm cảm giác đau đớn dưới dạng miếng dán, gel, thuốc xịt, lidocain…
- Thuốc corticosteroid dạng tiêm hoặc thuốc tê có tác dụng tại cho. Dành cho những trường hợp bệnh nặng.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà Nhà thuốc Minh Khang. Muốn mọi người phân biệt viêm da tiêp xúc và zona cơ bản
Và nắm rõ để phát hiện bệnh sớm, chủ động áp dụng các biện pháp điều trị tích cực cải thiện tình trạng bệnh.
Hoặc nếu không thể chẩn đoán được bệnh, ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên da
Người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị kịp thời
Ngăn ngừa biến chứng và phòng ngừa tái phát bệnh lâu dài.