Một số nguyên nhân bị huyết áp cao – Triệu chứng và cách phòng ngừa

Nguyên nhân bị huyết áp cao là gì? Là câu hỏi mà được rất nhiều để đề cập đến.

Huyết áp cao là tình trạng bệnh lý phổ biến trông cộng đồng. Bệnh huyết áp cao thường diễn biến âm thầm

Và gây ra chứng biến chứng nghiêm trọng, có thể đe doạ đén tính mạng người bệnh. Hoặc để lại gánh nặng tàn phế.

Cùng Nhà thuốc Minh Khang tìm hiểu những nguyên nhân bị huyết áp cao ở bài viết bên dưới này nhé.

HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực mà máu được tác động lên thành động mạch. Nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng mô trong cơ thể.

Huyết áp là được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Ở người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm. Huyết áp có thể hả thấp xuống nhất vào khoảng thời gian từ 1-3h sáng khi ngủ say.

Và huyết áp cao nhất là 8-10h sáng. Khi chúng ta vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh. Hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên.

Và ngược lại, khi cơ thể bạn được nghỉ ngơi, thư giãn, thì huyết áp có thể hạ xuống.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số sau : 

  • Huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên). Bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
  • Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới). Bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Ví dụ về chỉ số huyết áp của cơ thể : Huyết áp 130/80mmHg: 130 là huyết áp tâm thu, 80 là huyết áp tâm trương.

Vì vậy khi Bác sĩ hoặc y tá đọc cho bạn biết huyết áp của bạn, thì họ sẽ nói 2 con số đó.

Như nào gọi là huyết áp cao, huyết áp thấp

Trên thực tế cho thấy, cả 2 tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Bất cứ ai trong mỗi chúng ta cũng đều nên nắm rõ các chỉ số huyết áp để theo dõi huyết áp của chính mình

Có nằm trong vùng nào để điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống sao cho phù hợp.

  • Huyết áp bình thường: Với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg. Và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Thì được gọi huyết áp là bình thường.
  • Đối với huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHG. Và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì sẽ được chẩn đoán là huyết áp cao.
  • Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa các huyết áp bình thường. Và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).
  • Huyết áp thấp: Là được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Kết luận cho rằng một người mà bị cao huyết áp hay không. Người ta sẽ cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày.

Do vậy phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày, theo dõi trong nhiều ngày.

Đo huyết áp phải đo cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ. Và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng.

Chỉ số huyết áp tăng lên khi cơ thể vận động quá sức, tinh thần căng thẳng, lo âu hồi hộp.

Và  khi huyết áp có thể hạ xuống trong trường hợp : bị tiêu chảy, mất sức do vận động nhiều, ra nhiều mồi hôi, dùng thuốc giãn mạch…

Do đó chúng ta cần tìm hiểu lỹ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của chúng ta.

Huyết áp bao nhiêu là cao?

Như đã đề cập vấn đề trên, huyết áp sẽ là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số là  : Huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương.

  • Huyết áp tâm thu : (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi).  Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương:  (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Sẽ có giá trị thấp hơn do mạch máu. Lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Vậy để trả lơi cho câu hỏi huyết áp bao nhiêu là cao. Là khi bạn đo huyết áp có 2 chỉ số huyết áp.

Ví dụ : 118/79 mmHg (milimet thuỷ ngân). Số ở đằng trước hay lớn hơn được gọi là huyết áp tâm thu. Số ở bên dưới nhỏ hơn hay được gọi là huyết áp tâm trương

Theo hướng dân cập nhật mới của ESC năm 2018. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, huyết áp cao được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu là : Dưới 120/80 mmHg
  • Huyết áp bình thường : Từ 120/80 mmHg trở lên
  • Tiền huyết áp cao : Từ 130/85 mmHg trở lên
  • Huyết áp cao độ 1 : Từ 140/90 mmHg trở lên
  • Huyết áp cao độ 2 : Từ 160/100 mmHg trở lên
  • Huyết áp cao độ 3 : Từ 180/110 mmHg trở lên
Chỉ số đo huyết áp
                                  Chỉ số đo huyết áp

NGUYÊN NHÂN BỊ HUYẾT ÁP CAO LÀ GÌ?

Có rất nhiều nguyên bị bị huyết áp cao mà người bệnh mắc phải. Và thường bỏ qua không để ý.

Đồng thời huyết áp được chia làm 2 dạng bệnh với cùng nguyên nhân sau :

Huyết áp cao nguyên phát

Có đến khoảng 90% trường hợp huyết áp cao không xác định rõ được nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ điều tra tiền sử bệnh nhân, nhiều người trong gia đình cùng mắc tình trạng này. Đặc biệt khi nhiều tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra còn có yếu tố khác dễ đưa đến mắc bệnh huyết áp cao như : thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dư cân hoặc béo phì. Ít vận động thể lực, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.

Huyết áp thứ phát

Khi bệnh nhân xác định được nguyên nhân trực tiếp thì gọi là tăng huyết áp thứ phát.

Tình trạng này chiếm khoảng 10% ca bệnh. Nhưng nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có thể chữa khỏi.

Vậy các nguyên nhân thường gặp là:

  • Bệnh thận, u thượng thận, tim mạch
  • Bệnh về nội tiết, tuyến giáp
  • Một số loại thuốc khi uống như corticoides
  • Thai phụ nhiễm độc thai nghén

Ngoài ra, nguyên nhân bị huyết áp cao những yếu tố khác như: tuổi cao, di truyền, thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh,…

Nguyên nhân bị huyết áp cao
Nguyên nhân bị huyết áp cao

TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HUYẾT ÁP CAO

Triệu chứng của nguyên nhân bị huyết áp cao

Các triệu chứng huyết áp cao bệnh nhân có những biểu hiện sau :

  • Nhức đầu, đau đầu vào sáng sớm
  • Chảy máu cam
  • Nhịp tim không đều
  • Thay đổi thị lực, ù tai
  • Chóng mặt, nóng phừng mặt
  • Buôn nôn, nôn mửa
  • Đau ngực, run cơ

Nguyên nhân bị huyết áp cao – Những cách phòng ngừa nguyên nhân bị huyết áp cao

Để phòng ngừa nguyên nhân bị huyết áp cao. Mọi người nên thực hiện một lối sống lành mạnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc duy trì cân nặng lý tưởng. Tập thể dục đều đặn, chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp phù hợp.

  • Chế độ ăn lành mạnh : ăn ít chất béo, ăn nhiều trái cây, rau, củ quả, hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Giảm lượng muối ăn vào cơ thể, giảm ăn thịt mỡ, đồ đóng hộp và thức ăn nhanh
  • Thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, việc thể dục làm giảm huyết áp và giảm cân hoặc giữ cân phù hợp
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu dư thừa
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc
  • Tránh căng thẳng
  • Hãy đi khám sức khoẻ định kỳ.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NGUYÊN NHÂN BỊ HUYẾT ÁP CAO

Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?

Sau đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc huyết áp cao :

  • Người lớn tuổi
  • Giới tính : đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ
  • Tiền sử gia đình

Các yêu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao :

  • Thừa cân béo phì
  • Lười vận động
  • Ăn uống không lành mạnh
  • Ăn quá nhiều muối
  • Lạm dụng bia rượu
  • Hút thuốc lá

Hai thông số hiển thị trên huyết áp là gì?

Số trên (huyết áp tâm thu): Là chỉ số huyết áp cao nhất khi tim co bóp.

Số dưới (huyết áp tâm trương): Chỉ số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi.

Tại sao phải hạn chế ăn mặn vào cơ thể – Nguyên nhân bị huyết áp cao

Trong cơ thể, nước chiếm từ 60 – 70% khối lượng, muối có chức năng điều hòa lượng nước của cơ thể. Giúp kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp.

Nếu ăn nhiều muối, áp suất thẩm thấu trong máu tăng lên khiến lượng nước vào máu phải tăng lên

Dẫn đến tăng khối lượng tuần hoàn, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim.

Ngoài ra, ăn mặn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, sỏi thận, thận nhiễm mỡ,…

Qua bài viết trên Nhà thuốc Minh Khang mong rằng mọi người đã hiểu được nguyên nhân bị huyết áp cao.

Và triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh huyết áp cao là bệnh lý nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng.

Vì vậy bạn nên theo dõi sức khoẻ và đo chỉ số huyết áp thường xuyên. Nếu nhận thấy bất thường thì hãy đi khám lại.

0